2007 Lượt xem

Người thổi hồn cho nghề thám tử chuyên nghiệp tại Việt Nam

Nghề thám tử ở Việt Nam vẫn còn rất mới. Điều gì đã thôi thúc anh đi theo nghề này?

T1

Từ nhỏ, Duy đã rất thích xem những bộ phim về đề tài thám tử, liên quan dến trinh thám, điều tra, phá án. Ngay lúc ấy, Duy đã định hình mơ ước của chính mình, đó là sẽ theo nghề thám tử dù có vất vả, nguy hiểm thế nào đi chăng nữa. Khi lớn lên, Duy qua Mỹ theo học ngành thám tử và sau một thời gian dài nỗ lực, Duy đã lấy được Huy hiệu điều tra. Đối với Duy, đam mê và việc hiện thực hóa ước mơ phải đi liền nhau, chính vì thế Duy đã quyết định về Việt Nam xây dựng sự nghiệp của riêng mình.

Điều gì anh thấy khó khăn nhất khi theo nghề thám tử ở Việt Nam?

Đúng là ngành thám tử ở Việt Nam còn khá mới, người ta chưa có cái nhìn tích cực và định hướng tốt về chuyên ngành này, đây là điều Duy thấy khó khăn nhất. Trong khi ấy, ở Mỹ, nghề thám tử rất được xem trọng và hầu như được rất nhiều người sử dụng. Vài năm gần đây, nghề thám tử dần hình thành và phát triển ở Việt Nam, Duy may mắn được nhiều người biết đến cũng như tìm tới để nhờ điều tra. Thấy ngành nghề của mình không bị người ta đánh giá thấp, Duy cảm thấy rất vui.

Theo anh, người thám tử cần có tố chất gì?

Trước tiên, nếu muốn theo nghề thám tử, bạn phải có niềm đam mê và lòng yêu nghề tuyệt đối. Phàm làm bất cứ việc gì, nếu không có đam mê sẽ rất khó thành công. Bên cạnh đó, bạn phải có sức khỏe, có sự nhạy bén, tinh tế trong tư duy, có chiều sâu, khả năng phân tích chính xác… Làm nghề này, mối quan hệ càng rộng, bạn sẽ tiến gần hơn với thành công.

Vụ việc nào khiến anh nhớ nhất trong suốt thời gian hành nghề thám tử ở Việt Nam?

Suốt 10 năm theo nghề, Duy đã nhận giải quyết rất nhiều vụ việc, vui có, buồn có, nhiều vụ án có yếu tố hình sự khá ly kỳ nhưng ở bài phỏng vấn này Duy chỉ nói về vấn đề gia đình. Vì vậy, điều khiến Duy cảm thấy nhớ và luôn hạnh phúc mỗi khi nghĩ đến đó là việc tìm lại được đứa con gái thất lạc của người mẹ Việt sau 19 năm xa cách.

Hoàn cảnh của người mẹ ấy vô cùng đáng thương, phải dứt ruột vứt bỏ giọt máu của mình trước cổng cô nhi viện. Đứa bé được một gia đình khá giả nhận nuôi, họ sau đó đã chuyển vào Sài Gòn sinh sống và di cư qua Mỹ năm cô bé chỉ mới 2 tuổi. Sau nhiều chặng đường vất vả, gian nan. Duy đã tìm được đứa bé ấy. Dù không chính thức nhận con (bởi cô bé không biết mình là con nuôi) nhưng nhìn thấy niềm hạnh phúc viên mãn trên khuôn mặt người mẹ, Duy biết mình đã thành công.

Hiện tại anh đang làm việc tại Việt Nam, con và vợ anh đang sống tại Mỹ, điều này có ảnh hưởng đến huyết thống cội nguồn.

Gia đình Duy ở Việt Nam là gia đình uy tín, dòng họ có gia phả ghi chép lại từ thời tổ tiên đến nay. Vì vậy, khi Duy lập gia đình và sinh con, cho dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thì trong gia phả mà gia đình Duy đang lưu giữ đều được ghi chép cẩn thận. Nên con Duy có thể từ đó mà được giáo dục về cội nguồn và có thể tìm hiểu dòng họ thông qua gia phả trong gia đình.

 Công việc của anh khá nhiều áp lực trong thời điểm hiện nay, vấn đề sức khỏe cũng là vấn đề quan trọng, anh có nghĩ vậy?

Trong 14 điều dạy của phật: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe”.  Duy luôn chú trọng giữ gìn sức khỏe của mình nhưng vì đặc thù công việc là nguy hiểm, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình điều tra.

Hiện tại gia đình Duy có đến 7 thành viên đang là bác sĩ ở Mỹ.  Riêng ông của Duy là bác sĩ giỏi ở Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ. Ông có bệnh viện riêng tại thành phố Los Angeles. Có đầy đủ trang thiết bị y tế, có trực thăng vận chuyển bệnh nhân… Vì vậy, thời gian sau này ở Mỹ, Duy cũng thấy yên tâm hơn cho vấn đề sức khỏe của mình.

Sống xa người thân, gia đình như vậy, Duy có nghĩ đến một lúc nào đó sẽ qua Mỹ đoàn tụ cùng họ?

Hiện nay, Duy đã điều tra và đang theo sát một vụ án hết sức phức tạp mang tính quốc tế. Vụ này Duy đã theo đuổi gần 10 năm nay. Khi nào mọi việc kết thúc, lúc ấy có thể Duy sẽ qua Mỹ sống cùng gia đình.

Được biết, con gái Duy năm nay đã gần 8 tuổi, cô bé liệu có muốn theo nghề của cha?

Con gái Duy hiện sống bên Mỹ cùng mẹ. Tuy còn nhỏ, nhưng bé thích lớn lên học ngành bác sĩ, nếu bé muốn đi theo nghiệp thám tử. Duy sẽ khuyên bé nên chọn chuyên ngành FBI hoặc Quân Đội cho giống cô và chú hơn là chọn ngành nghề thám tử như Duy hiện nay.

Xin cám ơn thám tử Lương Hiền Duy rất nhiều. Chúc anh có nhiều thành công hơn nữa trong con đường sự nghiệp mà mình đã chọn.

DỊCH VỤ THÁM TỬ TƯ UY TÍN HÀNG ĐẦU TẠI THỪA THIÊN HUẾ _VIỆT NAM.

Thám tử Huế 24/365:: 0913.851830

 

 

Bài tương tự

Về Thám Tử Huế
0913.851.830 - Thám Tử Huế - Công Ty chuyên cung cấp các dịch vụ thám tử gia đình, hôn nhân, điều tra, tìm kiếm xác minh thông tin hàng đầu tại Huế

Bình luân với mạng xã hội
Chat Zalo
Chat Messenger
0913.851830