Hiện nay, tình trạng ngoại tình ngày càng phổ biến, một trong hai bên không tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng dẫn trong pháp luật Hôn nhân gia đình đến mối quan hệ hôn nhân giữa hai người bị đổ vỡ. Trong trường hợp này người vợ hoặc người chồng nếu không xử lý khôn ngoan và đúng pháp luật thì rất khó nhận được sự đồng tình của Hội đồng xét xử.

1. Thế nào là bằng chứng ngoại tình?

Thực tế, nhiều người hiện nay đều chủ động thu thập bằng chứng ngoại tình. Chúng ta biết rõ sức mạnh “tố giác” của bằng chứng ngoại tình lớn đến đâu. Nắm trong tay bằng chứng ngoại tình là bạn đã giành nửa phần thắng. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, không phải thông tin nào cũng có thể biến thành bằng chứng được chấp nhận tại Tòa án. Bạn cần phải trình các loại bằng chứng hợp pháp, có giá trị thì mới được chấp nhận. Vậy thì bạn đã biết thế nào là một chứng cứ ngoại tình đúng luật và cách thu thập chứng cứ ngoại tình như thế nào chưa?

Trước khi tìm hiểu, ta cần hiểu bằng chứng là gì:

Thứ nhất, chứng cứ trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo tình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Thứ hai, chứng cứ trong tố tụng hình sự được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Xác định nguồn của chứng cứ

Thứ nhất, nguồn chứng cứ theo pháp luật dân sự

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  1. Tài liệu đọc được, nghe được nhìn được, dữ liệu điện tử.
  2. Vật chứng.
  3. Lời khai của đương sự.
  4. Lời khai của người làm chứng.
  5. Kết luận giám định.
  6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  9. Văn bản công chứng, chứng thực.
  10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Thứ hai, nguồn chứng cứ theo pháp luật hình sự

– Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

  • a) Vật chứng;
  • b) Lời khai, lời trình bày;
  • c) Dữ liệu điện tử;
  • d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
  • đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  • e) Kết quả thức hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
  • g) Các tài liệu, đồ vật khác.

– Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật hình sự này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

Để thu thập chứng cứ, người bảo chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án.

Khi tiếp nhận chứng cư, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người theo quy định cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật hình sự.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm soát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trơ ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Bằng chứng để chứng minh ngoại tình bao gồm:

Theo quy định của pháp luật thì hình thức một vợ một chồng là hợp pháp. Tuy nhiên, dù đã kết hôn, người vợ hoặc người chồng của bạn có hành vi chung sống như vợ chồng với một người khác thì đây được xem là hành vi ngoại tình trắng trợn. Pháp luật Việt Nam luôn có những điều khoản phù hợp để xử phạt các hành vi ngoại tình, trái với quy định một vợ một chồng. Đương nhiên, khi có các bằng chứng thuyết phục điều này đúng là đúng thì họ sẽ bị xử phạt nghiêm minh và người vi phạm sẽ bị truy tố theo quy định của pháp luật.

Bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ bạn chứng minh được, chồng hoặc vợ của bạn đang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng ngoài bạn. Đó có thể là hình ảnh, tin nhắn… giữa chồng/ vợ bạn và người đó.

Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan, hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Một số chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận, bạn nên lưu ý điều này khi thu thập bằng chứng. Ví dụ bạn có thể sử dụng tin nhắn của người đó gửi đến chồng/ vợ mình nhưng lại không thể đưa ra bằng chứng là thư từ gửi riêng giữa hai người họ. Bởi khi đưa ra bằng chứng này bạn đã vi phạm bí mật thư tín, có thể cũng sẽ không được tòa công nhận. Vì vậy, bạn cần khéo léo khi thu thập bằng chứng, đảm bảo những bằng chứng mà bạn đã cung cấp đã đúng với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc thu thập bằng chứng ngoại tình được xem là một quá trình khó khăn. Bởi lẽ, hành vi này khá lén lút và kín đáo. Bên cạnh đó, việc tìm ra chứng cứ ngoại tình của người chung chăn gối với mình là một gánh nặng rất lớn. Tuy nhiên, dù hậu quả thế nào khi đã có hành động ngoại tình xảy ra, bạn cần phải chuẩn bị cho mình một bước lùi có lợi vì vậy bằng chứng ngoại tình là cần thiết.

Các chứng cứ bạn thu thập được phải đảm bảo tuân theo luật tố tụng hình sự, hợp pháp. Bên cạnh đó, chúng phải có tính chất chân thực, chính xác, không  bị dựng chuyện.