781 Lượt xem

Bỏ hàng chục triệu đồng thuê thám tử theo dõi vợ ngoại tình

Từ những thông tin, hình ảnh của thám tử, anh C. biết vợ mình liên tục vào nhà nghỉ cùng người đàn ông khác.
Keyword đầu tiên có dấu

Pháp luật hiện hành quy định về lĩnh vực thám tử tư còn nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất (Ảnh minh họa)

Hiện nhu cầu thuê thám tử trong xã hội là có thật và để đáp ứng, dịch vụ thám tử đang nở rộ. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý chưa rõ ràng nên những người trong nghề này muốn hoạt động thì… “phải phạm luật”. Trong khi đó, để xử lý là điều không dễ dàng vì chưa có chế tài cụ thể.

Tràn lan dịch vụ

Do nghi ngờ vợ có quan hệ ngoài luồng, anh C. (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tìm tới một công ty thám tử Huế nhờ giúp đỡ. Sau khoảng một tuần, mối quan hệ bí mật của vợ anh dần được làm sáng tỏ. Từ những thông tin và hình ảnh do thám tử cung cấp, anh C. biết chắc chắn vợ mình đã ngoại tình khi liên tục vào những nhà nghỉ, khách sạn cùng một người đàn ông khác, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các địa phương lân cận. Tổng chi phí mà anh đã phải bỏ ra trong vụ việc này khoảng 50 triệu đồng.

Theo luật sư Giang Hồng Thanh, vì thám tử tư không phải là ngành nghề cấm kinh doanh, bên cạnh đó, cũng chưa có văn bản pháp quy điều chỉnh chuyên biệt nên không có chế tài xử lý riêng nếu như người hoạt động trong lĩnh vực này vi phạm pháp luật. Trừ khi thám tử thu thập thông tin bí mật của người khác rồi sử dụng thông tin đó để xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cưỡng đoạt tài sản của người bị thu thập thông tin, khi đó thám tử mới có thể bị xử lý về tội “Làm nhục người khác” hoặc “Cưỡng đoạt tài sản”…

Hiện nay, khi gõ cụm từ “dịch vụ thám tử tư” vào thanh công cụ tìm kiếm của Google:   thám tử Huế , chỉ trong vòng 0,61 giây đã cho ra gần 6 triệu kết quả với hàng loạt website giới thiệu của các công ty, văn phòng dịch vụ thám tử tư với những lời giới thiệu, quảng cáo ấn tượng… Theo lời giới thiệu của một số website, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ việc liên hệ với đường dây nóng có trên website để nhận được tư vấn. Việc thỏa thuận thuê thám tử sẽ được ràng buộc bằng hợp đồng, khách chỉ việc chuyển khoản số tiền phí dịch vụ và chờ kết quả điều tra. Mọi thông tin về khách hàng hay đối tượng theo dõi được cam kết sẽ bảo mật.

Tại website  công ty thám tử Huế  .. giới thiệu dịch vụ thám tửtheo dõi giám sát,theo dõi ngoại tình, tìm kiếm thông tin ngoại tình, xác định tiền hôn nhân, xác định các vụ việc liên quan đến chuyện gia đình, giám sát trẻ nhỏ,giám sát trẻ vị thành niên, giám sát người già đãng trí… tại địa bàn Hà Nội có chi phí trung bình từ 1-1,5 triệu đồng/ngày. Thuê thám tử theo ngày sẽ có chi phí dịch vụ cao hơn hẳn với thuê theo tuần, tháng, thời gian cố định… Nếu thuê theo tuần tại khu vực Hà Nội có giá khoảng 7 triệu đồng/tuần; giám sát ngoại tình tại các khu vực lân cận Hà Nội có bán kính cách trung tâm Hà Nội từ 30km trở lên đến dưới 100km có chi phí khoảng 10 triệu đồng/7 ngày, làm việc 12h/ngày…

Thậm chí, nhiều nơi còn công khai dịch vụ xác minh biển số xe, xác minh số điện thoại, lịch sử cuộc gọi trong 1 tháng gần nhất và định vị số điện thoại. Tuy nhiên, theo khảo sát, hầu hết các công ty thám tử không có địa chỉ rõ ràng, không có danh tính người chịu trách nhiệm. Bởi lẽ, hoạt động thám tử là hoạt động chưa được cấp phép tại Việt Nam.

qw

Nhu cầu có thực

Theo ôngĐỗ Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Cung cấp Thông tin  công ty thám tử Huế  , hiện tại theo quy định pháp luật chưa cho phép hoạt động trong lĩnh vực thám tử, chính vì vậy công ty ra đời mang tên như trên. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực điều tra cung cấp thông tin trong lĩnh vực hôn nhân – kinh tế – dân sự theo Luật Doanh nghiệp.

Ông Ngọc Anh cho rằng, nhu cầu tìm hiểu thông tin theo giới hạn pháp luật cho phép (như cha mẹ tìm hiểu về con cái, vợ chồng tìm hiểu về các mối quan hệ của nhau, doanh nghiệp tìm hiểu kẻ làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của mình…) là nhu cầu chính đáng, nhưng người dân, doanh nghiệp không dễ tự tìm hiểu được.

Về chi phí, ông Ngọc Anh cho biết, không có sự cố định, bởi mỗi một vụ việc  công ty thám tử Huế  có một phương án khác nhau. Trung bình giá thuê thám tử theo dõi ngoại tình tại Huế mức giá thông thường là 1,5 – 2 triệu đồng/ngày; ở tỉnh khác từ 2,5 – 3 triệu đồng/ngày. Đây là mức phí chung, còn tùy theo yêu cầu của khách hàng, mức độ phức tạp, tính chất của sự việc và địa điểm hoạt động, chi phí cũng sẽ thay đổi.

“Trong thời gian tới, tôi cho rằng, khi hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn thì nên công nhận thám tử là một nghề có điều kiện để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Một số công việc của người dân, thay vì một số cơ quan chức năng không thể giải quyết và xử lý, thì vai trò của thám tử sẽ đảm nhiệm”, ông Ngọc Anh nói và cho rằng, điều này cũng không có nghĩa là cho phép thám tử được hoạt động cung cấp thông tin trong tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, phải có hành lang pháp lý riêng, yêu cầu về bảo mật sử dụng thông tin như thế nào, được sử dụng biện pháp nghiệp vụ gì để thu thập thông tin…

Nhiều mâu thuẫn, không đồng nhất

Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng Luật sư Giang Thanh cho rằng, hiện nay pháp luật quy định về lĩnh vực thám tử tư (hay còn gọi là điều tra, thu thập thông tin bí mật) còn nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất. Theo Luật Đầu tư, dịch vụ thám tử tư không thuộc lĩnh vực cấm hoạt động. Tuy nhiên, theo Nghị định 59 hướng dẫn Luật Thương mại 2005, dịch vụ “Điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” lại bị cấm.

Nếu theo nguyên tắc “Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” và nguyên tắc “nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà luật không cấm” (Luật Đầu tư) thì dịch vụ thám tử tư được phép hoạt động.

Trong khi đó, theo quy định của Hiến pháp, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” và “Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý”.

Vì thế, theo luật sư Thanh, dịch vụ thám tử tư không bị cấm hoạt động nhưng người thực hiện dịch vụ này lại không được xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (là bản chất chính của hoạt động thám tử tư). Do đó, nếu muốn hoạt động dịch vụ thám tử tư để thu thập, cung cấp thông tin người khác thì bắt buộc “phải vi phạm” Hiến pháp và Bộ luật Dân sự!

Bài tương tự

Về Thám Tử Huế
0913.851.830 - Thám Tử Huế - Công Ty chuyên cung cấp các dịch vụ thám tử gia đình, hôn nhân, điều tra, tìm kiếm xác minh thông tin hàng đầu tại Huế

Bình luân với mạng xã hội
Chat Zalo
Chat Messenger
0913.851830